- Học tập
- Chiến lược giao dịch Forex
- Chiến lược phân tích Forex
- Chiến lược phân tích kỹ thuật
- Giao dịch từ mức hỗ trợ và kháng cự
Cách vẽ đường hỗ trợ và kháng cự - Mức hỗ trợ và kháng cự
Mức hỗ trợ và kháng cự
Trong số các công cụ phân tích kỹ thuật cơ bản và được sử dụng thường xuyên nhất, mức kháng cự và hỗ trợ (S/R) chiếm một vị trí đặc biệt. Hơn nữa, các chiến lược dựa trên chúng không chỉ được sử dụng bởi những người mới bắt đầu trong lĩnh vực giao dịch, mà còn được sử dụng bởi các nhà giao dịch khá kinh nghiệm, những người có nhiều công cụ khác tùy ý sử dụng, cũng như kinh nghiệm giao dịch dày dặn. Vậy tại sao những đường nét đơn giản này lại được các nhà đầu tư áp dụng rộng rãi đến vậy? Hãy cùng nhau suy nghĩ về điều này.
Cách vẽ đường hỗ trợ và kháng cự
Các mức hỗ trợ và kháng cự là các vùng có điều kiện được phân bổ bởi các nhà giao dịch (từng vùng riêng lẻ) theo các cực (tức là mức tối thiểu và mức tối đa) của giá trong một khung thời gian nhất định. Khi xác định các vùng này, chúng thường được hiển thị dưới dạng đường, tuy nhiên, để tính toán tất cả các rủi ro và đặt lệnh một cách chính xác, tốt hơn là mô tả các vùng S/R trên biểu đồ. Cần hiểu rằng các đường hỗ trợ và kháng cự trên các khung thời gian khác nhau sẽ được vẽ theo những cách hoàn toàn khác nhau. Cũng cần lưu ý rằng các đường kháng cự / hỗ trợ trên các khung thời gian lớn hơn, chẳng hạn như H1, H4, D1 và hơn thế nữa, đáng tin cậy hơn và xác suất phá vỡ chúng thấp hơn, điều này không thể nói về các đường được vẽ trên M1, M5 hoặc M15. Không có quy tắc cụ thể nào về việc nên vẽ các mức bằng thân nến hay bằng bóng của chúng: các chuyên gia vẫn chưa thống nhất về vấn đề này.
Cách xác định điểm hỗ trợ và kháng cự
Để hiểu cách hình thành vùng kháng cự/hỗ trợ và cách dùng, phải phân tích lý do tâm lý. Trên thị trường có 3 loại trend (xu hướng):
- Gấu (mở vị trí bán)
- Trâu (mở vị trí mua)
- Chưa xác định (chưa vào thị trường)
Hình dung trường hợp giá giao động trong kênh cạnh đường hỗ trợ. Các con gấu bán tài sản, trâu mua vào, trong lúc đấy giá bắt đầu tăng. Trong trường hợp này thì các con gấu bắt đầu hối hận rằng đã mở vị trí short (ngắn) và khi giá trở lại vùng hỗ trợ bắt đầu đóng vị trí để mà không bị mất đồng nào. Các con trâu thấy hài lòng vì giá lên thì đẩy lợi nhuận của họ lên, khi giá trở lại vùng hỗ trợ thì họ sẽ bắt đầu mua vào tiếp, bới vì họ cho rằng giá sẽ đẩy lại từ vùng hỗ trợ. Những trader nào mà chưa mở vị trí cho rằng thị trường đang giao động trong kênh ngang đã chuyển sang xu hướng lên và cho rằng giá sẽ lên từ mức hỗ trợ Support và điều kiện tốt để mở vị trí. Như vậy, chúng ta thấy rằng trader bắt đầu MUA khi giá về đến gần đường hỗ trợ. Sẽ có rất nhiều người tham gia thị trường bắt đầu mua vào BUY, nguồn cầu sẽ lên so với nguồn cung, giá sẽ tiếp tục lên như các nhà đầu tư dự đoán. Trường hợp ngược lại sẽ là đường kháng cự, khi nguồn cầu sẽ giảm so với nguồn cung, giá sẽ đi xuông. Trên ví dụ đơn giản này chúng ta sẽ thấy đường hỗ trợ và khác cự Support/Resistance. Chính vậy các đường này còn được gọi là mức cầu và cung.
Cách giao dịch theo mức hỗ trợ và kháng cự?
Lý do hình thình mức S/P đã rõ rằng. Chúng ta sẽ xem xét chiến lược giao dịch tại mức hỗ trợ và kháng cự. Khi giá trên biểu đồ tiến gần đến đường hỗ trợ/kháng cự, tỷ giá sẽ trờ đạp lại hoặc đột phá đường đấy. Có 3 kiểu giao dịch tại Support/Resistance: giao dịch đập lại từ mức, giao dịch đột phá mức, giao dịch cả 2.
Giao dịch đập lại từ các mức.
Trên các ví dụ thấy rằng khi có tín hiệu trâu thì khi giá trở lại mức hỗ trợ thì giá sẽ hồi lại. Khi mở vị trí Long, nên đặt mức stop loss dưới mức hỗ trợ. Khi giá tiến vào gần mức kháng cự , thị trường có xu hướng gấu thì khi tiến gần vào đến mức kháng cự, trader bắt đầu bán tài sản để cho giá xuống. Mức stop loss đặt gần vùng khác cự. Dùng lệnh take profit và chế độ trailing stop giảm rủi ro và giúp khớp lãi. Đập lại từ các mức thưởng xẩy ra khi giao động ngang (thị trường 70% thời gian giao động ngang), tỷ giá đập từ mức này đến mức khác rất thuận lợi cho những người giao dịch ngắn hạn: lợi nhuận nhỏ với nhiều lần giao dịch.
Giao dịch đột phá mức.
Khi khối lượng giao dịch lớn trong trend thì khi tiến gần đến vùng hỗ trợ/kháng cự, tỷ giá có thể đột phá nó. Những người giao dịch theo trend thường áp dụng giao dịch này.
- Nếu tỷ giá đột phá mức kháng cự từ dưới lên, sau đấy điều chỉnh lại về đến mức thì không xuống được nữa sẽ hình thành mức hỗ trợ. Nhự vậy là kháng cự trở thành hỗ trợ khi bị đột phá
- Nếu giá đột phá qua mức hỗ trợ từ trên xuống, thì khi trở lại mức không đột phá được thì trường hợp này đường hỗ trợ thành đường kháng cự.
- Có những trường hợp khi tỷ giá đột phá mức hỗ trợ/kháng cự, tiếp theo đột phá khi trở lại về trong hành lang giao dịch trước đấy thì được gọi là đột phá giả.
Các điểm quan trọng khi giao dịch theo S/R
- Giao dịch theo múc hỗ trợ và kháng cự có thể áp dụng cho tất cả loại thị trường: ngoại hối, hàng hóa, cổ phiếu. Có thể áp dụng cho mọi khung thời gian.
- Các nguyên tắc giao dịch dễ hiểu và đơn giản.
- Xác định vùng hỗ trợ và kháng cự đơn giản bằng đường trung bình trượt và trend trên mọi khung thời gian. Thường các mức hình thành Support/Resistance.
- Mức — dụng cụ phân tích kỹ thuật. Đa số các nhà giao dịch theo dõi.
- Nếu tỷ giá thư mức thường xuyên thì mức đấy được xem bền vững. Phải theo dõi rất kỹ lưỡng vì có thể thay đổi xu hướng.
- Có đột phá giả đồng nghĩa với việc mức ổn định.
- Các chỉ báo giúp xác định đường S / P là mức Fibonacci, đường trung bình động của ít nhất hai giai đoạn lớn với giá trị số làm tròn, thuật toán Đường, chỉ báo PZ, chỉ báo IchimokuSuppRes, Pivot Points, Bolinger Bands, Fractals và nhiều chỉ báo khác.
Kết luận, cần lưu ý rằng các khái niệm về mức hỗ trợ và kháng cự không phải là mới trong giao dịch, nhiều nhà đầu tư được họ hướng dẫn và xây dựng chiến lược cho phù hợp. Tuy nhiên, có những người tin rằng các cấp độ được xây dựng trên dữ liệu cũ có thể hữu ích trong việc phân tích sự phát triển của thị trường trong quá khứ, nhưng không phải trong việc dự đoán chuyển động trong tương lai, vì không có gì đảm bảo rằng thị trường sẽ hoạt động theo một cách hoặc khác, bởi vì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thị trường và hành vi của hàng triệu nhà giao dịch trên thị trường là không thể đoán trước.