- Học tập
- Tâm lý giao dịch
Am hiểu về tâm lý giao dịch
Yếu tố tâm lý là một nguyên nhân quan trọng trong sự thành công hay thất bại của trader. Khi có một chiến lược giao dịch rõ ràng và khả năng phân tích thị trường đúng đắn, phần lớn các trader chịu thiệt hại vì không có kĩ năng kiểm soát cảm xúc.
- Điều gì là động lực đối với giao dịch?
- Cảm xúc của chúng ta ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định như thế nào?
- Làm sao để tránh thất bại và trở thành trader thành công?
Bạn đã bao giờ tự đặt cho mình những câu hỏi đó?
Có một vài nguyên tắc cơ bản, chấp nhận và tuân thủ chúng sẽ giúp bạn sắp xếp được các ưu tiên và đạt được thành công trong giao dịch.
-
Nguyên tắc 1: Hãy khách quan – thắng 1 triệu USD trong một phút là không thể.
Trong giao dịch thỉnh thoảng hành vi của trader chịu ảnh hưởng đáng kể của những cảm xúc phổ biến như sự sợ hãi, tham lam, hi vọng v.v. Những người yếu ớt và quá tự phụ, tham làm và chậm chạp – tất cả họ cam chịu trở thành nạn nhân của thị trường.
Hiểu về các khả năng của mình, những mặt mạnh, yếu của bản thân sẽ giúp trader tránh khỏi sự phá sản. Nếu điều này cộng thêm với khả năng đánh giá đúng đắn trạng thái tâm lý và hành vi của đám đông trên thị trường, thành công là điều được đảm bảo.
Not sure about your Forex skills level?
Take a Test and We Will Help You With The Rest
-
Nguyên tắc 2: Đừng quá tham lam.
Một trong những động lực thúc đẩy bản tham gia vào giao dịch trên thị trường đầu cơ tài chính, đó là khả năng kiếm "những đồng tiền dễ dàng" hay nói thẳng, là sự tham lam. Kết quả của sự tham lam – động lực thực hiện các hợp đồng giao dịch.
Có thể chia làm 2 dạng động lực:
- động lực hợp lý thể hiện trong việc biết tính toán khi đưa ra quyết định giao dịch;
- động lực không hợp lý thể hiện trong việc mất kiểm soát do cảm xúc của sự ham mê, thực tế nó có ở gần như mọi trader, tuy nhiên một số người kiểm soát được, còn những người khác thì trở thành nô lệ của cảm xúc và hầu như cam chịu thất bại trong giao dịch. Nếu trader không có kế hoạch làm việc rõ ràng đến từng hợp đồng giao dịch – điều này cho thấy họ đang làm việc dưới ảnh hưởng của lòng tham chứ không phải lý trí.
Nếu trader không có kế hoạch làm việc rõ ràng đến từng hợp đồng giao dịch – điều này cho thấy họ đang làm việc dưới ảnh hưởng của lòng tham chứ không phải lý trí.
-
Nguyên tắc 3: Đừng đánh giá lại các khả năng của mình – hãy dựa vào các tính toán của mình.
Yếu tố tiếp theo thúc đẩy trader giao dịch là hi vọng thu được lợi nhuận. Khi kì vọng lớn hơn so với sự tính toán, trader mạo hiểm đánh giá lại các khả năng của bản thân khi phân tích tình hình. Sự kì vọng phải đặt trong mối quan hệ phụ thuộc vào sự tính toán và lòng tham. Sự kì vọng lớn dẫn các trader mới bắt đầu giao dịch tới sự phá sản. Trader sống với sự hi vọng sẽ phải chấp nhận thất bại. Chính kì vọng đẩy các trader đến việc thực hiện một trong những lỗi lớn nhất – dịch chuyển mức stoploss.
-
Nguyên tắc 4: Hãy chấp nhận sự thua lỗ.
Bạn sẽ không thể trở thành trader thành công, chừng nào bạn chưa chấp nhận thắng cuộc cũng như thua lỗ. Cả hai điều đó là một phần quan trọng không thể tách rời của quá trình giao dịch. Trên con đường lĩnh hội nghệ thuật giao dịch thường sẽ gặp các chướng ngại. Khi trader tập trung vào các vấn đề (chúng có đủ loại, ví dụ, không đủ tiền, tài nguyên và kiến thức), anh ta chịu cảm giác giận dữ, tội lỗi, chán nản và không hài lòng. Nhưng trạng thái cảm xúc này không cho phép anh ta tiến về phía trước. Nếu anh ta không chấp nhận thua lỗ, anh ta sẽ không thể đóng vị trí lỗ đúng lúc. Khi trader không sẵn sàng với sự thua lỗ, chúng thường trở nên càng lớn hơn.
Triết lý của giao dịch
Đừng nhầm lẫn tự tin với quá tự tin .
Trong giao dịch có một số rất nhỏ người thắng cuộc và đa phần là người chịu thua lỗ, những người này luôn muốn biết những bí mật của số ít người kia. Vậy có điều gì khiến họ khác với những người còn lại? Đó là việc họ từ tuần này qua tuần khác, từ tháng này qua tháng khác và từ năm này qua năm khác tạo ra tiền, giao dịch trong sự tuân thủ kỉ luật. Trả lời cho câu hỏi về bí mật của những chiến thắng đều đặn trên thị trường, họ luôn dứt khoát rằng, thành công họ đạt được chỉ đạt tới khi họ tự học kiểm soát được bản thân và các cảm xúc của mình, cũng như thay đổi quyết định theo nhịp điệu của thị trường.
Quá tự tin có thể chuyển thành một đặc điểm nguy hiểm, vì con người quá tự tin vào bản thân sẽ không chú ý tới những thông tin đáng giá đối với quyết định giao dịch của họ. Sự tự tin vào bản thân và các cảm xúc tiêu cực có liên quan trực tiếp với nhau. Nói chung, sự tự tin vào bản thân và sự sợ hãi là những cảm xúc giống nhau về đặc tính: chỉ có một thứ với dấu “tích cực”, còn thứ kia với dấu “tiêu cực”. Nếu một người cảm thấy tự tin hơn vào chính mình, thì sẽ còn rất ít chỗ đối với sự lúng túng, lo lắng và sợ hãi.
Làm thế nào để phát triển cảm giác tự tin?Một cách tự nhiên, con người quen với việc trông cậy vào chính mình trong mọi việc. Khi đó, họ không có gì phải lo sợ trước thị trường với các hành vi có vẻ thất thường và không thể đoán trước. Vấn đề ở đây khong phụ thuộc vào trader: thị trường hoàn toàn không thay đổi, mà chỉ có sự thay đổi trong thế giới nội tâm và tâm lý riêng của trader. Thị trường vẫn như trước, cũng như các công cụ kĩ thuật của nhà đầu tư.
Làm thế nào để trở thành nhà đầu tư thành công?
Có 2 phần quan trọng trên con đường dẫn tới giao dịch hiệu quả:
- thiết lập đối với bản thân một nguyên tắc giao dịch chỉ trên cơ sở tự kỉ luật.
- học cách loại cảm xúc tiêu cực còn sót lại từ kinh nghiệm giao dịch đã qua.
Nhờ nguyên tắc kỉ luật cá nhân, sự tự tin theo đó cũng được phát triển, đó là yếu tố không thể thiếu đối với các hoạt động trên thị trường.
Đối với phần lớn các trường hợp trader bắt đầu việc giao dịch ở giai đoạn không có hiểu biết về tâm lý giao dịch và không có nguyên tắc tự kỉ luật. Và nhiều khả năng họ sẽ nhận cú sốc tâm lý (trạng thái tâm lý khiến người ta có cảm giác sợ hãi) ở mức độ khác nhau. Cần phải học cách thoát khỏi những cảm giác lo lắng ấy. Khi đó sự sợ hãi sẽ bớt đi, và kết quả là bạn nhận được những hiểu biết mới về bản chất thị trường.
Kết luận
Để đạt thành công trong giao dịch, bạn tự chịu trách nhiệm về các quyết định và hành động của mình.